11/4/2024
Hiểu một cách đơn giản, kênh bộ nhớ là kết nối để truyền tải dữ liệu giữa CPU và RAM.
Các dòng CPU desktop có 2 kênh bộ nhớ (dual-channel)
Các dòng CPU server / workstation có nhiều kênh bộ nhớ hơn: từ 4 (quad-channel), 6 (hexa-channel), 8 (octa-channel), 12 (dodeca-channel).
Bạn có thể tưởng tượng số kênh RAM như làn đường xe chạy, càng nhiều làn thì càng có khả năng chứa nhiều xe chạy hơn, tức tốc độ trao đổi thông tin sẽ nhanh hơn.
Việc gắn đầy đủ kênh RAM (dual-channel) cho PC desktop khá dễ dàng, vì số khe RAM ít (từ 2-4 khe là tối đa). Nhưng với các bộ máy PC workstation high-end thì sẽ phức tạp hơn.
Dung lượng bộ nhớ là quan trọng, số kênh bộ nhớ cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất bộ vi xử lý cố gắng tích hợp thật nhiều kênh bộ nhớ vào con chip. Vì thế, nếu được, bạn nên cố gắng lấp đầy nhiều kênh nhất có thể.
Bởi bạn đang sở hữu con chip server / workstation chuyên xử lý dữ liệu cao cấp rất mạnh mẽ, với rất nhiều nhân, có khả năng xử lý cùng lúc khối lượng thông tin khổng lồ. Cung cấp càng nhiều dữ liệu qua các kênh bộ nhớ sẽ giúp tăng tốc tốc độ tính toán đáng kể.
Ví dụ: nếu bạn muốn build PC workstation chạy dual Xeon Platinum 8272CL của mình với 128GB RAM, sự lựa chọn tốt nhất sẽ là 8 thanh RAM 16GB. Khi đó, mỗi con CPU sẽ có 4 thanh RAM, chạy ở mode quad channel. Không nên build 2 thanh 64GB (mỗi con CPU 1 thanh RAM chạy single channel sẽ không hiệu quả như quad-channel).
“Ủa tui gắn ít khe vì muốn tương lai dễ dàng nâng cấp RAM thì sao?”
OK, nếu trong tương lai gần khoảng 1-2 tháng, bạn có ý định nâng cấp thêm rất nhiều RAM, thì nên cân nhắc tùy chọn thanh RAM dung lượng lớn, ít khe RAM.
Nhưng thường main server sẽ có rất nhiều khe RAM, ví dụ như Gigabyte MD71-HB0 có đến 16 khe RAM, ngay cả khi đã gắn 6 khe, bạn vẫn còn 10 khe RAM nữa để nâng cấp thêm RAM. Và theo kinh nghiệm thì khả năng nâng cấp trong tương lai gần khá là thấp.
Nên nếu là shop, shop sẽ config số thanh RAM sao cho có thể chạy được nhiều channel nhất. Khi nào cần nâng cấp thì vẫn còn 4 khe extra.