DUAL vs SINGLE channel RAM: cách cắm RAM chạy kênh đôi

11/4/2024

DUAL vs SINGLE channel RAM: cách cắm RAM chạy kênh đôi

Single channel vs Dual channel

Single channel

Single channel là công nghệ bộ nhớ kênh đơn.

Dual channel

Dual channel (kênh đôi) là một phiên bản của bộ nhớ multi-channel (kênh đa). Công nghệ này giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu bằng cách thêm các kênh giao tiếp giữa memory và memory controller.

Máy tính hỗ trợ và chạy dual-channel sẽ cho trải nghiệm sử dụng tốt, ít bị lag, đơ so với single-channel do xử lý được cùng 1 lúc nhiều tác vụ.

Cùng là 8GB RAM, nếu chạy dual-channel tức 4GBx2 thì lý thuyết sẽ cho tốc độ xử lý tốt hơn là 8GBx1.

Làm sao để biết máy tính của bạn có hỗ trợ dual-channel RAM?

1. Kiểm tra CPU

Để tận dụng hiệu năng của RAM kênh đôi, trước hết, CPU mà bạn đang sử dụng phải hỗ trợ RAM kênh đôi (từ khóa: Max # of Memory Channels đối với Intel và xxx đối với chip AMD)

Nếu bạn thấy Max # of Memory Channels từ 2 trở lên tức CPU này có hỗ trợ RAM kênh đôi.

2. Kiểm tra bo mạch chủ

Bo mạch chủ có hỗ trợ 2 khe cắm RAM trở lên tức là sẽ hỗ trợ dual-channel RAM.

3. Điều kiện để RAM chạy Dual Channel

Đầu tiên, để chạy được Dual Channel chính là Main của bạn phải hỗ trợ Channel:

RAM phải được gắn trên cả 2 kênh và cùng loại RAM trên mỗi kênh. Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh. Các thanh RAM giống nhau phải cắm ở khe giống nhau.

Tuy nhiên để chạy dc Dual Chanel, ko bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu.

Lưu ý: Khi chạy Dual, tốc độ của các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ bạn có 1 thanh RAM 8GB bus 2666Mhz gắn với 1 thanh 8GB bus 2133MHz, cùng là DDR4, thì hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 2133MHz.

Kết luận

Chạy dual-channel RAM là cách nhanh nhất (và tiết kiệm chi phí) để tăng tốc hiệu năng cho máy tính của bạn.

Phone Zalo
xeon.vn
  • 61 Mai Xuân Thưởng, P3, Q6, HCM
  • 0982538753
  • hi@xeon.vn
  • 9:00 - 18:00 từ T2 - T7
Cửa hàng
Social
TMĐT
Copyright © 2024 XEON.VN